Một dân tộc luôn yêu chuộng hòa bình không có nghĩa là một dân tộc không có vũ khí và nghiên cứu phát triển vũ khí. Lịch sử dân tộc Việt Nam hơn 4.000 năm qua đã minh chứng cho điều này. Quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền và độc lập lãnh thổ đã khiến người Việt sớm biết học hỏi, chế tạo và phát triển vũ khí để chống lại các thế lực thù địch.

Cùng với quá trình sáng tạo ra các của cải vật chất, kỹ thuật quân sự của người Việt ngày càng tiến bộ và thiện chiến hơn: Từ súng phun lửa với sức mạnh khiến quân địch hồn siêu phách lạc, đến cọc gỗ đánh bại cả đội quân thiện chiến nhất thế giới và những máy bắn tên tiêu diệt cả một đội quân… 

Việc giải mã các hiện vật cổ, dựng lên những nguyên mẫu hoạt động, mô phỏng bằng kỹ thuật 3 chiều hiện đại, nhiều bí mật vũ khí của người Việt cổ đã dần được tiết lộ.

Vũ khí của người Việt: Sự phát triển không ngừng từ trí thông minh, tinh thần đoàn kết, tự cường - Ảnh 1.

Kỹ thuật chế tạo vũ khí trong thời kỳ đồ đồng

Quay trở về lịch sử dân tộc qua các di chỉ khảo cổ học cùng những hiện vật được lưu giữ tại nhiều bảo tàng, chúng ta được tận mắt ngắm nhìn những rìu, giáo, dao găm, cung tên, súng ống… mà cha ông chúng ta đã chế tạo, kế thừa, sử dụng trong nhiều giai đoạn khác nhau của lịch sử.

Nhắc đến những giai đoạn đầu tiên của nhà nước Văn Lang, nhiều nhà nghiên cứu về sử học, khảo cổ học đã cho rằng, thời kỳ Đông Sơn kỹ thuật đúc đồng của người Việt đã đạt đến đỉnh cao, trong đó kỹ thuật chế tạo vũ khí là điển hình với sự đa dạng về chủng loại và dồi dào về số lượng. So với các thời kỳ trước, đồ đồng đã tạo nên một cuộc “cách mạng” về vũ khí trong giai đoạn Đông Sơn.

Nguy cơ và những xung đột trực tiếp diễn ra ở nửa cuối thiên niên kỷ I trước Công nguyên đã để lại cho ngành khảo cổ Việt Nam bộ vũ khí Đông Sơn không chỉ nhiều về số lượng mà còn  đa dạng về loại hình.

Vũ khí của người Việt: Sự phát triển không ngừng từ trí thông minh, tinh thần đoàn kết, tự cường - Ảnh 2.
Vũ khí của người Việt: Sự phát triển không ngừng từ trí thông minh, tinh thần đoàn kết, tự cường - Ảnh 3.
Vũ khí của người Việt: Sự phát triển không ngừng từ trí thông minh, tinh thần đoàn kết, tự cường - Ảnh 4.

Một số nghiên cứu cho thấy, trong tổng số vũ khí được trang bị như rìu, dao găm, nỏ thì giáo là loại chiếm tỷ lệ cao nhất.

Vũ khí của người Việt: Sự phát triển không ngừng từ trí thông minh, tinh thần đoàn kết, tự cường - Ảnh 5.

Ngoài giáo và dao găm, công năng của rìu chiến được xem là đa dạng hơn cả. Rìu vừa là công cụ lao động vừa làm vũ khí chiến đấu với nhiều kiểu dáng phong phú.

Những mũi tên 3 cạnh bằng đồng hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia gợi cho chúng ta nhớ về câu chuyện tưởng như huyền thoại: Mỵ Châu – Trọng Thủy  và nỏ thần An Dương Vương, mà cụ thể là truyền thuyết nỏ thần Liên Châu.

Vũ khí của người Việt: Sự phát triển không ngừng từ trí thông minh, tinh thần đoàn kết, tự cường - Ảnh 6.

Các nhà khảo cổ đã khai quật được những chiếc lẫy nỏ bằng đồng có kết cấu khá phức tạp, được chế tác chính xác và hoàn hảo. Điều này chứng tỏ cha ông ta cách đây hơn 2.000 năm đã có trình độ chế tạo vũ khí ,kỹ thuật quân sự đáng khâm phục.

Năm 1958 hàng vạn mũi tên đồng ba cạnh đã được đưa lên từ lòng đất xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, mũi tên đồng 3 cạnh xuất hiện trong thời chiến quốc đồng thời với những lẫy nỏ đầu tiên bằng đồng và chủ nhân phát kiến ra nỏ thuộc về những người Bách Việt.

Vũ khí của người Việt: Sự phát triển không ngừng từ trí thông minh, tinh thần đoàn kết, tự cường - Ảnh 7.
Vũ khí của người Việt: Sự phát triển không ngừng từ trí thông minh, tinh thần đoàn kết, tự cường - Ảnh 8.

Năm 2007 tại khu vực Đền Thượng trong thành nội Cổ Loa, các nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện hệ thống lò nấu đồng và trên 40 mảnh khuôn đúc của những loại mũi tên 3 cạnh. Những phát hiện này đã giúp làm sáng tỏ sự thật của huyền thoại nỏ thần. Đó là những mũi tên đồng Âu Lạc có liên quan tới kế hoạch phòng thủ chống ngoại xâm của An Dương Vương.

Cải tiến và chế tạo ra những loại vũ khí mới

Nhờ tìm được nguyên liệu đồng đỏ, đồng thau và sau này là sắt, gang, thép… con người đã cải tiến và chế tạo ra một số loại vũ khí mới. Sự phát minh ra thép đã là nền tảng cho sự ra đời của các loại vũ khí chuyên dụng như: đao, kiếm, mác, thương… làm thay đổi cả hình thức, chủng loại và chất lượng của vũ khí ở những giai đoạn về sau này.

Thập bát Ban vũ nghệ hay thập bát binh khí là thuật ngữ để chỉ 18 loại binh khí lạnh nổi tiếng ở phương Đông thời bấy giờ. Cùng với thời gian, 18 loại binh khí được biến thể dần lên tới số lượng hàng trăm loại. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu võ học, chỉ có 18 loại binh khí được ứng dụng nhiều trong thực chiến: đao, thương, kiếm, kích/ phủ, việt, câu, xoa/ tiên, giản, chùy, trảo, thang, côn, sóc/ bổng, quải, lưu tinh.

Vũ khí của người Việt: Sự phát triển không ngừng từ trí thông minh, tinh thần đoàn kết, tự cường - Ảnh 9.

Trường côn được coi là một binh khí có kết cấu nhìn tưởng chừng như vô hại nhưng lại ẩn chứa sức mạnh khó lường trong giao chiến.

Vũ khí của người Việt: Sự phát triển không ngừng từ trí thông minh, tinh thần đoàn kết, tự cường - Ảnh 10.

Trong thập bát ban vũ nghệ, đao là khí giới phổ thông và lợi hại hơn cả.

Vũ khí của người Việt: Sự phát triển không ngừng từ trí thông minh, tinh thần đoàn kết, tự cường - Ảnh 11.

Đao được chia thành các loại: Đơn đao, song đao và đại đao.

Hỏa khí hoàn thiện nhanh chóng

Ở mỗi thời đại, tùy thuộc vào trình độ của tri thức nhân loại và công nghệ mà vũ khí trang bị quân sự cũng có những bước phát triển khác nhau. Nếu vũ khí lạnh tồn tại qua nghìn năm có tốc độ thay đổi chậm, chủ yếu là hoàn thiện về hình thức, chủng loại, số lượng của vũ khí, thì với vũ khí nóng (hay còn gọi là hỏa khí), nhờ tác động của khoa học kỹ thuật và sau này là khoa học công nghệ thì khả năng hoàn thiện tốc độ vô cùng nhanh chóng. Lịch sử phát triển hỏa khí Việt Nam cho thấy cha ông đã luôn bắt nhịp với thời đại, thậm chí có thời điểm còn vượt lên thành nước hùng cường trong khu vực.

Vũ khí của người Việt: Sự phát triển không ngừng từ trí thông minh, tinh thần đoàn kết, tự cường - Ảnh 12.

Một trong những trận chiến phát huy sức mạnh của hỏa hổ và những loại hỏa khí khác là trận Ngọc Hồi Đống Đa, Phú Xuân và điển hình là trận Rạch Gầm – Xoài Mút chống quân Xiêm năm 1785 của Nguyễn Huệ.

Vũ khí của người Việt: Sự phát triển không ngừng từ trí thông minh, tinh thần đoàn kết, tự cường - Ảnh 13.

Mô phỏng một trận đánh dùng hỏa khí.

Thủy chiến đạt đỉnh cao về nghệ thuật quân sự và khoa học quân sự

Trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, cha ông chúng ta đã 3 lần đánh bại quân xâm lược vào năm 938, 981 và 1288. Điều đặc biệt, trong cả 3 trận đánh này kế sách đóng cọc nơi cửa sông cũng như dựa vào con nước để dụ và bẫy địch đều phát huy hiệu quả và đem lại chiến thắng nức lòng trong nhân dân.

Vũ khí của người Việt: Sự phát triển không ngừng từ trí thông minh, tinh thần đoàn kết, tự cường - Ảnh 14.
Vũ khí của người Việt: Sự phát triển không ngừng từ trí thông minh, tinh thần đoàn kết, tự cường - Ảnh 15.
Vũ khí của người Việt: Sự phát triển không ngừng từ trí thông minh, tinh thần đoàn kết, tự cường - Ảnh 16.

Do đặc điểm của địa hình và điều kiện sinh tồn, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, bộ mặt chiến tranh ở nước ta thường rất đậm màu sắc thủy chiến. Thủy quân với tư cách là lực lượng vũ trang sử dụng thuyền trong chiến đấu. Với thời đại nhà Trần, thủy chiến đã đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật quân sự lẫn khoa học quân sự.

Vũ khí của người Việt: Sự phát triển không ngừng từ trí thông minh, tinh thần đoàn kết, tự cường - Ảnh 17.

Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt luôn phải đương đầu và đánh bại nhiều kẻ xâm lược hùng mạnh. Bằng trí thông minh, sáng tạo và tinh thần đoàn kết, độc lập, tự cường, cha ông ta đã không ngừng phát triển nhiều loại vũ khí chiến tranh đặc thù, phát huy tối đa thế mạnh của chiến tranh nhân dân.

Tìm hiểu về các loại binh khí võ thuật cổ truyền Việt Nam và truyền thống thủy chiến của cha ông, chúng ta càng khâm phục và tự hào về sự phong phú, đa dạng của vũ khí Việt đã hình thành từ xa xưa cũng như được bổ sung liên tục trong nhiều thời kỳ lịch sử, góp phần không nhỏ vào những cuộc chiến tranh bảo vệ sự trường tồn của đất nước và dân tộc qua suốt mấy ngàn năm lịch sử.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Nguồn: vtv.vn